Các nước công nghiệp mới hiện nay Nước_công_nghiệp_mới

Bảng sau liệt kê danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ được coi là các nước công nghiệp mới:[1][2][3][4]

Châu lụcTên nướcGDP (PPP)
(Tỷ USD) (2018)
GDP (PPP)
trên đầu người (đô la quốc tế) (2018)
HDI
(2015)
Nguồn
Châu Phi Nam Phi79513,6750.699 (trung bình)[2][3][4]
Bắc Mỹ México (thành viên OECD)2,57020,6020.774 (cao)[1][2][3][4]
Nam Mỹ Brasil3,36516,1540.759 (cao)[1][2][3][4]
Châu Á Trung Quốc25,27018,1100.752 (cao)[2][3][4]
Ấn Độ10,5057,8740.640 (trung bình)[2][3][4]
Indonesia3,49513,2300.694 (trung bình)[2][3][4]
Malaysia1,00230,8600.802 (rất cao)[2][3][4]
Philippines1,0419,5380.712 (cao)[1][2][3][4]
Thái Lan1,32119,4760.755 (cao)[1][2][3][4]
Châu Âu Thổ Nhĩ Kỳ (ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu)2,52131,9560.806 (rất cao)[2][3][4]

Mặc dù Trung QuốcẤn Độ là trường hợp đặc biệt: quy mô dân số khổng lồ của hai nước (tổng cộng hơn 2 tỷ người) có nghĩa là mặc dù thu nhập đầu người còn thấp, quy mô kinh tế của họ vẫn có thể vượt Hoa Kỳ. Một điều đáng lưu ý là chỉ số sức mua tương đương (PPP), ở Trung Quốc và Ấn Độ, người dân hưởng mức giá cả các mặt hàng cơ bản thấp hơn rất nhiều so với ở các nước phát triển.

Bởi tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, hàng năm, năm quốc gia gồm Ấn Độ, Brasil, Hàn Quốc, México và Trung Quốc gặp mặt nhóm G8 để bàn bạc các vấn đề tài chính, nhóm này được biết đến dưới cái tên G8+5.

Các nước công nghiệp mới thường thu được lợi ích trong thương mại quốc tế nhờ chi phí lao động cạnh tranh đưa đến giá sản phẩm thấp. Kết quả là chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở các nước này rẻ hơn rất nhiều ở các nước phát triển, gây áp lực giảm tiền lương ở các nước này, nơi mà chi phí sinh hoạt cao hơn và công đoàn cũng như các tổ chức khác của người lao động có tiếng nói chính trị.

Ưu thế cạnh tranh tương đối này thường bị chỉ trích bởi những người cổ vũ cho thương mại bình đẳng.